Tỷ phú bày cách mua nhà, tậu xe trong 5 năm

Tỷ phú bày cách mua nhà, tậu xe trong 5 năm

Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng), hãy chia số tiền này làm 5 phần - chi tiêu hàng ngày, kết giao bạn bè, học tập, du lịch và đầu tư.
Ông trùm bất động sản Li Ka-Shing (Hong Kong, Trung Quốc) hiện là tỷ phú giàu nhất châu Á với số tài sản 29,1 tỷ USD, theo Bloomberg. Xuất thân là trẻ mồ côi, ông đã tự mày mò kinh doanh để nắm trong tay hai đế chế - Cheung Kong và Hutchison Whampoa, đồng thời tham gia nhiều lĩnh vực từ cảng biển, dầu khí, đến bán lẻ, truyền thông đến bất động sản.
Mới đây, website khởi nghiệp e27 đăng tải bài viết của Li Ka-Shing, trong đó chia sẻ bí quyết cải thiện cuộc sống trong 5 năm.
Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng), hãy chia số tiền này làm 5 phần. 
Khoản đầu tiên - 600 NDT - dùng để chi trả cuộc sống hàng ngày. Nếu muốn sống đơn giản, bạn chỉ có thể tiêu dưới 20 NDT mỗi ngày. Hãy ăn mì (hoặc bún, miến), một quả trứng và một cốc sữa vào buổi sáng. Trưa thì ăn snack với hoa quả thôi. Còn tối hãy tự nấu tại nhà, rồi uống sữa trước khi đi ngủ. Chi phí ăn uống cả tháng của bạn sẽ chỉ tốn khoảng 500-600 NDT. Khi còn trẻ, cơ thể của bạn sẽ không có quá nhiều vấn đề nếu sống thế này vài năm.
Li-ka-shing-3468-1392806455.jpg
Li Ka-shing khuyên rằng nên chia thu nhập hàng tháng làm 5 phần. Ảnh: Next Shark
Khoản thứ hai - 400 NDT - để kết giao bạn bè, mở rộng các mối quan hệ. Việc này rất có lợi cho bạn. Tiền điện thoại có thể mất khoảng 100 NDT mỗi tháng. Bên cạnh đó, bạn có thể đãi bạn bè 2 bữa một tháng, hết khoảng 300 NDT. Hãy chọn những người hiểu biết, giàu hơn bạn hoặc có thể giúp bạn trong công việc. Sau một năm, các mối quan hệ này sẽ mang lại những giá trị rất to lớn cho bạn. Danh tiếng, tầm ảnh hưởng và giá trị gia tăng của bạn sẽ được công nhận.
Khoản thứ ba - 300 NDT - để học tập. Mỗi tháng, hãy dành ra 50-100 NDT để mua sách. Vì bạn không có nhiều tiền, hãy cố gắng nâng cao kiến thức. Khi mua sách, hãy đọc cẩn thận và rút ra những bài học và chiến lược trong đó. Sau khi đọc, hãy tự kể lại bằng ngôn ngữ của mình, sau đó chia sẻ với người khác để nâng cao uy tín và mối quan hệ. Bạn cũng nên dành 200 NDT mỗi tháng tham gia các khóa học để bồi dưỡng kiến thức và gặp gỡ những người cùng chí hướng.
Khoản thứ 4 - 200 NDT - tiết kiệm để đi du lịch nước ngoài. Hãy tự thưởng cho mình bằng các chuyến du lịch ít nhất mỗi năm một lần để nâng cao kinh nghiệm cuộc sống. Hãy ở những nhà trọ dành cho giới trẻ (youth hostel) để tiết kiệm chi phí. Trong vài năm, bạn có thể đến nhiều quốc gia, tích lũy nhiều kinh nghiệm. Hãy dùng chúng để “sạc đầy” bản thân, giúp mình có động lực trong công việc.
Khoản cuối cùng - 500 NDT - dùng để đầu tư. Đầu tiên, cứ gửi ở ngân hàng và tích lũy dần dần, coi đó là vốn khởi nghiệp của bạn. Sau đó, bạn có thể mở công ty hay cửa hàng. Hãy bắt đầu từ quy mô nhỏ cho an toàn, đến các hãng bán buôn và tìm kiếm thứ gì khả dĩ để bán. Vì kể cả nếu thua lỗ, bạn cũng không mất nhiều tiền. Còn ngược lại, khi bắt đầu kiếm được, bạn sẽ tự tin hơn và học được cả tá kinh nghiệm mới về kinh doanh. Khi đã kiếm kha khá, bạn có thể nghĩ đến các chiến lược đầu tư dài hạn để có bệ đỡ tài chính vững chắc cho bản thân và gia đình.
Sang năm thứ hai, nếu lương của bạn vẫn là 2.000 NDT, bạn nên cảm thấy xấu hổ vì vẫn chưa phát triển được bản thân. Còn nếu lên 3.000 NDT, bạn sẽ vẫn phải làm việc thật chăm chỉ. Hãy tìm một công việc làm thêm, tốt nhất là nhân viên kinh doanh.
Việc này tương đối khó, nhưng là cách nhanh nhất giúp bạn nắm được nghệ thuật bán hàng. Tất cả các doanh nhân thành đạt đều từng là nhân viên bán hàng xuất sắc. Đây cũng là cơ hội giúp bạn gặp được những người có giá trị với mình về sau. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được học cái gì nên và không nên bán. Hãy dùng sự nhạy bén về thị trường của mình làm nền tảng cho công ty tương lai.
Trong thời gian này, cố gắng mua ít quần áo và giày dép thôi. Bạn có thể thoải mái shopping khi đã giàu. Còn bây giờ, hãy tiết kiệm. Chỉ mua những món quà nho nhỏ cho những người bạn quan tâm và chia sẻ với họ về những kế hoạch, giấc mơ của bạn.
Hãy cố gắng làm thêm bất kỳ lúc nào có cơ hội. Việc này sẽ mài giũa ý chí và kỹ năng cho bạn, giúp bạn tiến gần mục tiêu tài chính. Đến năm thứ hai, thu nhập của bạn nên tăng lên ít nhất 5.000 NDT, tối thiểu cũng phải là 3.000 NDT. Nếu không, bạn sẽ chẳng theo kịp tốc độ lạm phát đâu.
Bất kể bạn kiếm được bao nhiêu tiền, hãy luôn nhớ chia chúng làm 5 phần. Hãy khiến bản thân mình trở nên có ích. Tăng cường đầu tư vào các mối quan hệ, kiến thức, kinh nghiệm sẽ giúp bạn cải thiện thu nhập. Khi đã có nhiều tiền, bạn sẽ lại cải thiện được chất lượng cuộc sống, có cơ hội kết bạn nhiều hơn, tham gia những khóa học chuyên sâu hơn và tiếp cận những dự án, cơ hội lớn hơn. Dần dần, bạn sẽ hiện thực hóa được giấc mơ mua nhà, ôtô và chuẩn bị tương lai tốt đẹp hơn cho con cái.
Cuộc sống, sự nghiệp và hạnh phúc hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn. Hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ. Khi bạn nghèo, hãy ở nhà ít thôi và ra ngoài nhiều hơn. Còn khi đã giàu rồi, hãy làm ngược lại. Khi bạn nghèo, hãy tiêu tiền cho người khác, còn giàu rồi thì hãy chi cho mình. Đây là nghệ thuật sống.
Bên cạnh đó, khi nghèo khó, hãy đối xử tốt với mọi người, đừng tính toán. Còn khi đã giàu rồi, hãy học cách để người khác đối tốt với bạn. Khi còn nghèo, hãy quăng mình ra ngoài và để người khác tận dụng bạn thật tốt. Nhưng khi giàu có, hãy bảo vệ mình, đừng để người khác lợi dụng. Đây là điều rất ít người hiểu được.
Có một lý thuyết nổi tiếng từ Harvard thế này: Số phận của mọi người được quyết định bởi việc anh ta làm gì khi rảnh rỗi, lúc 8h-10h tối. Hãy dùng khoảng thời gian này để học tập, suy nghĩ và tham gia vào các bài giảng hay buổi thảo luận có ích. Chỉ cần kiên trì vài năm, thành công sẽ tìm đến bạn.
Hà Thu

Untitled

"15 tuổi, chúng ta muốn được trở thành người lớn cho thật nhanh. 18 tuổi, vẫn chẳng có gì thay đổi. Chỉ cho tới một ngày khi chúng ta say mèm lê lết trong phòng tắm, đầu óc tồn tại trong hai trạng thái, chúng ta nhận ra rằng tuổi tác chỉ là một con số. Chúng ta nhận ra rằng chẳng có gì gọi là người lớn. Bạn chỉ già đi mà thôi, và nếu bạn may mắn, có lẽ một chút khôn ngoan hơn..."

Với tôi tuổi tác không phản ánh được con người, ta già hay ta trẻ đều do tâm hồn quyết định cả. Tôi sẽ không thấy ngạc nhiên khi một người 70 tuổi vẫn chọn cách đi học nhảy dù để làm mới đời sống của họ, cũng chẳng buồn khi nhiều người trẻ chọn cách giết thời gian bằng cách lang thang quán xá, chìm trong hơi thuốc hay đơn thuần chỉ là những câu chuyện không đầu không cuối với đám bạn.

Đến cuối cùng, tự mỗi chúng ta phải nhận ra giá trị của cuộc sống, tìm ra ý nghĩa của bản thân. Chỉ ở giây phút ấy, ta mới thực sự trưởng thành.

Khi các nhà tỷ phú trên thế giới có 'thói quen' giống nhau

Ngoài khối tài sản khổng lồ, những tỷ phú như Calos Slim, Bill Gates, Warren Buffett, Oprah Winfrey... còn có khá nhiều thói quen tốt giống nhau, những cái đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của họ.

Oprah Winfrey lớn lên từ một vùng nông thôn nghèo khó và bà tin rằng thành công của bà không phải dựa vào may mắn.Oprah Winfrey lớn lên từ một vùng nông thôn nghèo khó và bà tin rằng thành công của bà không phải dựa vào may mắn.
Một tin Infographic (đồ họa thông tin) được phát triển bởi công ty quảng cáo và truyền thông xã hội NowSourcing đã chỉ ra chi tiết một số phẩm chất và đặc điểm chung của những người giàu có (những người kiếm được khoảng 160.000 USD một năm và có tài sản từ 3,2 triệu USD trở lên).

Những công bố trong bản infographic gần như có thể đại diện cho thói quen của 31,7 triệu người giàu có (gần 31,6 triệu tỷ phú và hơn 1 nghìn triệu phú) trên thế giới.

Bản tin Infographic này cũng đưa ra những so sánh giữa thói quen của những người giàu có với những người nghèo (người có thu nhập dưới 30.000 USD mỗi năm và tài sản dưới 5.000 USD).

Khi các nhà tỷ phú trên thế giới có 'thói quen' giống nhau (1)
Thiết kế đồ họa thông tin thể hiện những thói quen của người giàu. Ảnh cắt từ tin Infographic.

Theo đó, có tới 81% người giàu có thói quen viết ra danh sách những công việc chính cần phải làm (Check list) mỗi ngày trong khi con số này ở người nghèo chỉ có 9%. 

44% người giàu có thói quen dậy sớm 3 giờ trước khi đi làm (thường khoảng 5h sáng), còn người nghèo chỉ có 3%.

63% người giàu thích nghe sách audio, chỉ có 5% người nghèo thích nghe sách audio. Phần lớn người giàu (88%) có thói quen đọc sách từ 30 phút trở lên mỗi ngày, còn người nghèo thì không (2%).

Mỗi tháng 79% người giàu dành từ 5 giờ trở lên để xây dựng các mối quan hệ, trong khi người nghèo chỉ có 16%.

Dù rất bận rộn nhưng 76% người giàu vẫn có thời gian tập thể dục 4 ngày/1 tuần và họ cũng ăn ít các thức ăn chứa 300 calo hơn hẳn người nghèo.

Trong khi người nghèo rất thích xem ti vi, đặc biệt là các chương trình truyền hình thực tế thì hầu hết người giàu thường dành dưới 1 giờ mỗi ngày cho các chương trình truyền hình.

74% người giàu dành thời gian để dạy cho con cái họ những thói quen thành công  và 63% người giàu khuyến khích những đứa trẻ đọc nhiều hơn 2 cuốn sách thực tế mỗi tháng.

Khi các nhà tỷ phú trên thế giới có 'thói quen' giống nhau (2)
Người giàu luôn biết mình cần làm những gì và cách thức thực hiện nó như thế nào. Ảnh cắt từ tin Infographic.

Bản thân những người giàu luôn đặt ra những mục tiêu rõ ràng, 67% trong số họ thường xuyên viết ra những mục tiêu cần làm; 80% tập trung để hoàn thành những mục tiêu quan trọng.

Họ cũng có niềm tin mạnh mẽ hơn về khả năng của bản thân so với những người nghèo, 86% tin rằng học tập không bao giờ là thừa, 84% tin rằng những thói quen tốt có thể tạo nên những cơ hội và 76% cho rằng những thói quen xấu sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực.

Khi các nhà tỷ phú trên thế giới có 'thói quen' giống nhau (3)
Nhiều tỷ phú thế giới gây dựng cơ đồ từ tay trắng. Ảnh cắt từ tin Infographic.

68% tỷ phú trong danh sách 400 người giàu nhất thế giới năm 2013 (theo công bố của Forbes) tin rằng chính họ làm nên khối tài sản khổng lồ chứ không phải trông đợi vào bất kỳ sự may mắn nào. 

Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một người như Bill Gates, ít nhất bạn nên thức dậy sớm, tập thể dục, đọc thêm nhiều sách báo đồng thời, đừng quên đặt ra những mục tiêu cụ thể và viết ra một danh sách công việc phải làm hàng ngày.
Theo Diễn đàn đầu tư/Entrepreneur

"Anh chẳng còn gì. Anh chả còn gì cho em. Không địa vị. Không chức tước. Không tiền bạc. Thậm chí anh không biết cách kiếm sống, nhưng anh hứa sẽ yêu em suốt đời." - Wyatt Earp
--Phim Thị trấn Tombstone--

Doc Holliday: Còn anh mơ gì?
Wyatt Earp: Tôi chỉ muốn 1 cuộc sống bình thường.
Doc Holliday: Không có cuộc sống bình thường. Chỉ có cuộc sống thôi. Anh phải tuân theo nó.
--Phim Thị trấn Tombstone--

Nghe lời con, lon ton mắng người

TT - Ngày Tết dương lịch, gia đình tôi đi dự liên hoan cùng bạn bè tại một nhà hàng. Phải công nhận các nhà hàng bây giờ rất biết cách níu chân khách bằng cách mở thêm khu vui chơi cho trẻ tại chỗ.
Ngồi vào bàn chưa ấm chỗ, con tôi vội vã chào mọi người cho xong rồi chạy ào ra khu vui chơi. Vì không yên tâm nên tôi cũng chạy theo con. Đúng chỗ dành cho con tôi rồi. Rất nhiều trẻ con đang hào hứng chơi đùa, chạy nhảy, reo hò. Nào là nhà bóng, nào là cầu trượt ngoằn ngoèo, nào là mấy con thú nhún ngộ nghĩnh... Sàn được lót bằng thảm rất êm.
Chắc thấy an toàn nên mọi người cứ yên tâm, thoải mái ngồi vào bàn tiệc, chỉ có vài bà mẹ và tôi đứng trông con mình. Các bé nhanh chóng làm quen và cùng chơi với nhau. Một số bé lớn rất thích chơi trò ném bóng lên lưới và khi bóng rơi xuống lỗ thủng giữa lưới thì khanh khách cười.
Bỗng một bé mặc áo xanh đậm lỡ tay ném bóng trúng mặt một bé mặc áo xanh nhạt lúc bé này đang ngẩng mặt lên lưới nhìn theo bóng. Bị bất ngờ và đau, cậu bé mặc áo xanh nhạt òa lên khóc và bỏ chạy đi mách bố.
Ông bố đứng phắt dậy, dắt tay cậu bé ra khu trò chơi. Vừa đi, ông bố vừa nói rất to: “Thằng nào, thằng nào?”. Khi thấy cậu bé chỉ đích danh cậu bé áo xanh đậm, ông bố chỉ thẳng tay vào mặt cậu bé đó với thái độ hùng hổ.
Tôi sợ ông bố làm gì đó với cậu bé nên hốt hoảng và cố ngăn cản: “Anh ơi, thật ra em này chỉ lỡ tay thôi ạ!”. Ông bố quay sang nghe tôi nói và như chợt tỉnh, anh ta dừng ngay hành vi của mình lại. Lúc này cậu bé mặc áo xanh đậm đứng như trời trồng, ôm quả bóng, mặt xanh mét nhìn “ông kẹ” không chớp, sợ hãi. Tôi vội nói: “Con xin lỗi bạn đi!”. Cậu bé lắp bắp: “Con xin lỗi, con xin lỗi!”.
Ông bố đã “hạ hỏa”, chẳng nói gì, dắt con mình đi đến chỗ mấy con thú nhún và yêu cầu cậu bé chỉ được chơi ở đây. Sau đó anh ta trở lại bàn tiệc của mình. Cậu bé chơi thú nhún chưa đầy một phút thì có vẻ chán và mắt luôn hướng về phía nhà bóng. Không kiềm chế được, cậu quay mặt nhìn về phía bố, lưỡng lự, rồi chạy ào đến nhà bóng chơi cùng bạn áo xanh đậm. Hai bạn gặp nhau rất vui vẻ như chưa hề có chuyện vừa xảy ra trước đó. Thấy thế, tôi bảo: “Hai con chơi cẩn thận nhé, đừng để bóng rơi trúng bạn!”. Cả hai đều đồng thành: “Dạ!” và hớn hở.
Liệu tôi không ngăn cản, không lên tiếng, ông bố đó có “xử” cậu bé áo xanh đậm không? Và nếu ông bố đó “xử” cậu bé thì ông bố của cậu bé ngồi gần đó sẽ hành xử thế nào? Chuyện trẻ con không khéo lại thành chuyện người lớn. Đáng sợ hơn, cách hành xử của người lớn theo kiểu “nghe lời con, lon ton mắng người” vô tình sẽ hình thành nên tính cách của trẻ sau này. Trong khi thật đơn giản, chỉ cần hỏi con nguyên nhân và tìm hướng giải quyết mang tính giáo dục. Con chúng ta nên người hay không là từ cách giáo dục, từ tấm gương của cha mẹ.
TRẦN THỊ BÍCH HƯỜNG

Cái giá của sự lịch thiệp

Trong ngành dịch vụ, người ta luôn đưa ra khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế”, nhưng nhiều khi các “thượng đế” này khó chiều, đỏng đảnh, thậm chí thô lỗ đến mức khó chấp nhận được.

Cái giá của sự lịch thiệp
Để khuyến khích khách hàng nhã nhặn hơn khi gọi đồ uống, Petite Syrah - một quán cà phê nhỏ tại thành phố Nice vùng Cote d'Azur nước Pháp - đã treo biển và đưa ra chính sách giá mới, phụ thuộc vào mức độ lịch sự của các “thượng đế”.

Theo đó, cửa hàng sẽ tính 7 euro cho một tách cà phê nếu như khách hàng chỉ nói một câu cộc lốc “cà phê”. Ngược lại, họ chỉ phải trả 4,25 euro nếu nói “làm ơn cho một tách cà phê”. Thậm chí, khi những người này gọi đồ uống với một câu như “Ngày mới tốt lành, làm ơn cho tôi một tách cà phê”, họ sẽ chỉ phải trả 1,40 euro – một mức giá quá “hời” cho một câu nói chẳng mất tiền mua.
 
Fabrice Pepino – Quản lý của Petite Syrah – cho biết, vào giờ ăn trưa, lượng khách đông đúc, cộng thêm việc nhiều khách hàng thường đến đây với tâm thế rất mệt mỏi, vì vậy họ sẵn sàng cáu kỉnh, thậm chí có thái độ thô lỗ với nhân viên phục vụ khi gọi đồ uống. Vì thế,  ý tưởng đưa ra “cái giá của sự lịch thiệp” đã được khởi xướng từ những câu nói đùa giữa các nhân viên trong quán sau những giây phút phục vụ “thượng đế” mệt “bở hơi tai” mà còn bị nghe mắng, chửi.
 
Ông cho biết thêm: “Tôi biết nhiều người có thể cho rằng kiểu phục vụ này là không tốt, nhưng trên thực tế, khách hàng nhiều khi rất khiếm nhã khi họ đang vội”. Cách làm của chúng tôi muốn gửi tới một thông điệp: “Hãy bình tĩnh, mọi chuyện đâu sẽ vào đó”.

Cái giá của sự lịch thiệp (1)

Từ khi đưa ra chính sách giá mới, ghi nhận ban đầu của quán cho thấy, hành vi của khách hàng đã có những thay đổi đáng kể: “Hầu hết những người đến đây là khách hàng thường thuyên của quán. Họ đều nhìn thấy sự “nghiêm túc”có lợi của tấm biển, nên thậm chí còn phóng đại sự lịch thiệp của mình”. Pepino cho biết.
 
Điều này thể hiện sự “bình đẳng” trong những mối quan hệ mua bán-trao đổi thông thường, nhưng với ngành dịch vụ, đôi khi khách hàng không chỉ đến quán để mua cốc cà phê, đồ uống, món ăn mà là trả tiền để mua không gian, thái độ phục vụ và cả những cảm giác không thể diễn tả thành lời.

Vì thế, các cửa hàng cũng có quyền xem xét thái độ khách hàng ra sao, để biết họ có là người xứng đáng được hưởng thứ dịch vụ đó không, có thế, những người thô lỗ, thiếu lịch sự mới không làm ảnh hưởng đến không khí mà quán đang tạo dựng cho những khách hàng khác. 

Rất có thể đó là một quy định văn minh tối thiểu, nhưng có lẽ chẳng đâu như Việt Nam khi bún chửi, cháo chửi khiến khách lạc vào một không gian vô văn hóa đến vậy mà vẫn cứ đông ngời tới ăn. Điều này đúng là cần phải xem lại “thượng đế”, bởi hình như họ đang sống… không bình thường. 

Sống mới/ Daily Mail
© Ghế dựa 2013 Is Designed By Templateify , Your Link Here